Tư duy thiết kế là gì?
Tư duy thiết kế là một cách tiếp cận được sử dụng để giải quyết những vấn đề một cách sáng tạo và thực tế. Nó dựa chủ yếu và những phương pháp và quá trình mà các nhà thiết kế sử dụng (vì thế có tên là tư duy thiết kế), nhưng thực ra nó được bắt nguồn từ một vài lĩnh vực khác – bao gồm kiến trúc, kĩ thuật và kinh doanh. Tư duy thiết kế cũng có thể được áp dụng vào bất cứ lĩnh vực nào, không nhất thiết là những ngành liên quan tới thiết kế.
Tư duy thiết kế là cách tiếp cận lấy người dùng làm trung tâm ở mức độ rất cao. Nó tập trung vào con người đầu tiên và quan trọng nhất, cố gắng thấu hiểu nhu cầu của con người và đưa ra những giải pháp hiệu quả để đáp ứng những nhu cầu đó. Nó là thứ chúng ta gọi là cách tiếp cận dựa trên giải pháp để giải quyết vấn đề.
Điều này thực sự có ý nghĩa gì? Hãy đọc tiếp nhé.
Khác biệt giữa tư duy dựa trên giải pháp và tư duy dựa trên vấn đề là gì?
Như cái tên đã nói lên đôi chút, tư duy dựa trên giải pháp tập trung vào việc tìm kiếm các giải pháp, đưa ra một vài thứ có tính xây dựng để giải quyết một cách hiệu quả một vấn đề nào đó. Nó đối lập với tư duy dựa trên vấn đề, vốn có xu hướng cố định vào những trở ngại và giới hạn của vấn đề.
Một ví dụ phù hợp về hai cách tiếp cận này trên thực tế là nghiên cứu thực nghiệm được thực hiện bởi Bryan Lawson, một giáo sư chuyên ngành kiến trúc tại Đại học Sheffield. Lawson muốn khảo sát xem một nhóm những nhà thiết kế và một nhóm những nhà khoa học sẽ tiếp cận một vấn đề cụ thể như thế nào. Ông giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm là tạo ra những cấu trúc đơn lớp từ một bộ những viên gạch màu sắc. Đường viền của cấu trúc cần phải sử dụng càng nhiều viên gạch đỏ hoặc xanh càng tốt (chúng ta có thể nghĩ về chúng như là giải pháp, câu trả lời mong muốn), nhưng có nhiều quy tắc không cụ thể đối với việc sắp xếp các viên gạch và mối quan hệ giữa một vài cụm viên gạch (vấn đề hoặc hạn chế của hệ thống).
Lawson đã công bố những phát hiện của mình trong cuốn sách của ông mang tên How Designers Think (tạm dịch: Cách các nhà thiết kế tư duy), trong đó ông đã quan sát thấy rằng các nhà khoa học tập trung vào việc xác định vấn đề là gì (tư duy dựa trên vấn đền) trong khi các nhà thiết kế ưu tiên nhu cầu tìm kiếm giải pháp phù hợp:
“Các nhà khoa học sử dụng một kĩ thuật là thử nghiệm một chuỗi thiết kế sử dụng càng nhiều khối và tổ hợp khối càng tốt, càng nhanh càng tốt. Vì thế họ đã cố gắng tối đa hóa những thông tin có sẵn cho họ về những tổ hợp được cho phép. Nếu họ có thể khám phá ra quy luật điều khiển việc những tổ hợp khối nào được cho phép, thì họ có thể tìm kiếm một cách sắp xếc tối ưu màu sắc xung quanh cách bố trí của thiết kế.”
Ngược lại, đối với các nhà thiết kế thì:
“…(các nhà thiết kế) đã lựa chọn những khối để đạt được đường viền có màu sắc thích hợp với yêu cầu ban đầu. Nếu đó chưa phải là tổ hợp chấp nhận được, thì tổ hợp khối màu khả thi nhất tiếp theo sẽ được thay thế và cứ thế cho tới khi giải pháp phù hợp được tìm ra.”
Những phát hiện của Lawson hé lộ bản chất sâu xa nhất về tư duy thiết kế: là một quá trình lặp đi lặp lại ưu tiên việc thực nghiệm không ngừng cho tới khi giải pháp tốt nhất được rút ra.
Quá trình tư duy thiết kế là gì?
Như đã nhắc tới ở phần trước, quá trình của tư duy thiết kế là một quá trình cấp tiến và hướng tới người dùng ở mức độ cao. Trước khi nhìn vào chi tiết của quá trình, chúng ta hãy xem xét 4 quy tắc chính của tư duy thiết kế như lời đúc kết của Christoph Meinel và Harry Leifer đến từ Viện Thiết kế Hasso-Plattner thuộc đại học Stanford, California.
4 quy tắc của tư duy thiết kế:
- Quy tắc nhân bản: Bất kể hoàn cảnh là gì, mọi hoạt động thiết kế đều có bản chất xã hội, và bất cứ sự đổi mới xã hồi nào cũng mang chúng ta quay trở lại với “cái nhìn lấy con người làm trung tâm”.
- Quy tắc mơ hồ: Sự mơ hồ là không thể tránh khỏi và nó không thể được xóa bỏ hoặc đơn giản hóa. Việc thực nghiệm ở giới hạn kiến thức và khả năng của chính mình là tối quan trọng đối với việc có thể nhìn mọi việc theo cách khác đi.
- Quy tắc tái thiết kế: Tất cả thiết kế đều là tái thiết kế. Trong khi công nghệ và các hoàn cảnh xã hội có thể thay đổi và tiến triển, những nhu cầu cơ bản của con người vẫn không thay đổi. Một cách tất yếu chúng ta chỉ tái thiết kế cách thỏa mãn những nhu cầu đó hoặc đạt tới những kết quả mong muốn theo những cách khác.
- Quy tắc hữu hình: Việc khiến các ý tưởng trở nên hữu hình dưới dạng những nguyên mẫu cho phép các nhà thiết kế giao tiếp, truyền tải nó hiệu quả hơn.
5 giai đoạn của tư duy thiết kế
Dựa trên 4 quy tắc cơ bản nói trên, quá trình tư duy thiết kế có thể được chia nhỏ thành 5 bước hoặc giai đoạn, theo Viện thiết kế của Đại học Stanford nói trên (còn gọi là d.school) đúc kết: Thấu hiểu (Enpathise), Định nghĩa (Define), Lên ý tưởng (Ideate), Làm nguyên mẫu (Prototype) và Kiểm thử (Test). Chúng ta hãy cùng nhau khám phá chi tiết từng giai đoạn nhé.
Giai đoạn 1: Thấu hiểu
Sự thấu hiểu là xuất phát điểm quan trọng của tư duy thiết kế. Giai đoạn đầu tiên của quá trình cần được dành cho việc tìm hiểu người dùng và thấu hiểu những nhu cầu, mong muốn và mục tiêu của họ. Điều này đồng nghĩa với việc quan sát và gắn kết với mọi người để thấu hiểu họ ở cấp độ tâm lý và cảm xúc. Trong suốt giai đoạn này, nhà thiết kế cố gắng bỏ qua một bên những giả thuyết của mình và thu thập những thông tin thực tế về người dùng. Hãy học tất cả về những phương pháp tạo dựng sự thấu hiểu
Giai đoạn 2: Định nghĩa
Giai đoạn thứ hai trong quá trình của tư duy thiết kế được dành riêng cho việc định nghĩa vấn đề. Bạn sẽ tập trung tất cả những phát hiện của mình từ giai đoạn thấu hiểu và bắt đầu khai thác chúng: những khó khăn và rào cản nào người dùng của bạn phải đối mặt? Bạn quan sát thấy mô hình nào? Đâu là vấn đề lớn của người dùng mà đội ngũ của bạn cần giải quyết? Cho tới khi kết thúc giai đoạn định nghĩa, bạn sẽ có một sự khẳng định vấn đề rõ ràng. Chìa khóa ở đây là phải mô tả vấn đề theo cách lấy người dùng làm trọng tâm; hơn là nói “Chúng ta cần phải…”, hãy mô tả nó từ phương diện của người dùng: “Những người nghỉ hưu ở vùng cảng cần…”.
Một khi bạn định nghĩa rõ ràng vấn đề thành ngôn từ, bạn có thể bắt đầu đưa ra những giải pháp và ý tưởng – điều mang chúng ta tới giai đoạn 3.
Giai đoạn 3: Lên ý tưởng
Với hiểu biết vững chắc về người dùng của mình và một sự định nghĩa vấn đề rõ ràng trong tâm trí, đây chính là lúc bắt đầu làm việc với những giải pháp tiềm năng. Giai đoạn thứ 3 của quá trình tư duy thiết kế là nơi sự sáng tạo xảy ra, và điều quan trọng cần chỉ ra là giai đoạn không phê phán tham gia! Các nhà thiết kế sẽ tổ chức những phiên họp ý tưởng để đưa ra càng nhiều góc độ và ý tưởng càng tốt. Có nhiều loại kỹ thuật lên ý tưởng khác nhau mà các nhà thiết kế có thể sử dụng, từ brainstorming, mindmapping (sử dụng sơ đồ tư duy) cho đến body storming (những kịch bản chia vai) và phép khiêu khích – một kĩ thuật kích thích tư duy cực đoan buộc nhà thiết kế thách thức những niềm tin có sẵn và khám phá những tùy chọn cũng như điều thay thế mới. Khi kết thúc giai đoạn lên ý tưởng này, bạn sẽ thu hẹp lại với chỉ vài ý tưởng và tiếp tục đi tiếp với chúng. Bạn có thể tìm hiểu thêm về tất cả những kĩ thuật lên ý tưởng quan trọng nhất.
Giai đoạn 4: Làm nguyên mẫu
Bước thứ 4 của quá trình tư duy thiết kế phụ thuộc hoàn toàn vào sự thực nghiệm và việc chuyển ý tưởng thành những sản phẩm hữu hình. Về cơ bản thì nguyên mẫu là một phiên bản rút gọn của sản phẩm cuối cùng và nó sẽ bao gồm các giải pháp tiềm năng được xác định ở những giai đoạn trước đó. Giai đoạn rất quan trọng với việc kiểm thử mỗi giải pháp và đánh dấu mọi hạn chế và khiếm khuyết. Trong suốt giai đoạn làm khuôn mẫu, những giải pháp được đưa ra có thể được chấp nhận, cải thiện, tái thiết kế hoặc thậm chí bị từ chối phụ thuộc vào việc chúng trình diễn dưới dạng nguyên mẫu như thế nào. Bạn có thể đọc tất cả về giai đoạn làm nguyên mẫu của quá trình tư duy thiết kế trong bài hướng dẫn chuyên sâu này.
Giai đoạn 5: Kiểm thử
Sau giai đoạn nguyên mẫu là giai đoạn thử nghiệm với người dùng, nhưng điều quan trọng cần chú ý là hiếm khi có điểm dừng cho quá trình tư duy thiết kế. Trên thực tế, kết quả giai đoạn kiểm thử thường dẫn bạn quay ngược lại bước trước đó, cung cấp cho bạn sự thực bản chất bên trong mà bạn cần để tái định nghĩa vấn đề ban đầu hoặc đưa ra những ý tưởng mới bạn chưa từng nghĩ tới trước đó.
Tư duy thiết kế có phải là một quá trình tuyến tính?
Tất nhiên là không! Bạn có thể thấy các bước này được phân định rạch ròi và nhìn thấy một trình tự rất logic. Tuy nhiên, quá trình tư duy thiết kế không hề thẳng tắp như vậy; nó có thể linh động và mềm mại, lặp đi lặp lại vòng quanh và lặp lại chính nó! Với mỗi phát hiện mới mà một giai đoạn nhất định mang lại, bạn sẽ cần phải nghĩ lại và thiết kế lại những gì bạn đã làm trước đó – bạn sẽ không bao giờ đi trên một đường thẳng!
Mục đích của tư duy thiết kế là gì?
Bây giờ chúng ta đã biết nhiều hơn về cách tư duy thiết kế hoạt động, hãy cùng xem vì sao nó lại quan trọng như vậy. Có nhiều lợi ích mà tư duy thiết kế mang lại khi sử dụng nó – những lợi ích này có thể xét tới trong các hoàn cảnh kinh doanh, giáo dục, cá nhân hoặc xã hội.
Đầu tiên và quan trọng nhất, tư duy thiết kế kích thích và nuôi dưỡng sự sáng tạo cũng như đổi mới. Là con người, chúng ta dựa vào những kiến thức và kinh nghiệm chúng ta tích lũy được để đưa ra các quyết định và hành động. Chúng ta tạo ra những mô hình và biến chúng thành những thói quen, trong khi điều này có thể hữu ích một những tình huống nhất định, lại có thể giới hạn cách nhìn của chúng ta về mọi vật khi cần tới khả năng giải quyết vấn đề. Hơn là việc lặp lại cùng những phương pháp thử nghiệm-kiểm thử, tư duy thiết kế khuyến khích chúng ta loại bỏ những thông tin gây nhiễu và cân nhắc những giải pháp thay thế. Toàn bộ quá trình cho phép chúng ta thách thức những giả thuyết và khám phá những ý tưởng cũng như con đường giải quyết vấn đề khác nhau.
Tư duy thiết kế thường được trích dẫn như là môi trường phát triển lành mạnh cho kỹ năng giải quyết vấn đề – nó không đơn thuần là cảm xúc và bản năng, cũng không đơn thuần là khoa học hay khả năng phân tích và giải thích; nó là sự kết hợp của cả hai.
Trên đây là một số lợi ích mà Học Thiết kế 1 Kèm 1 chia sẻ một số lợi ích của tư duy thiết kế. Bằng việc tập trung mạnh vào sự thấu hiểu, nó khuyến khích các doanh nghiệp và tổ chức xem xét nhu cầu của những con người thực sử dụng sản phẩm và dịch vụ của họ – có nghĩa rằng họ khả năng cao sẽ đạt được mục đích khi muốn tạo lập những trải nghiệm người dùng ý nghĩa. Đối với người dùng, điều này đồng nghĩa với những sản phẩm, dịch vụ tốt hơn, hữu ích hơn và thực sự cải thiện cuộc sống của họ. Đối với các doanh nghiệp, điều này có nghĩa là làm cho khách hàng hạnh phúc hơn và doanh thu cũng tốt hơn.